Ông già Nam Bộ giữ “ngọc” cho đời – CAND
Trong bài viết này gtvthue.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Ong gia nuoc nam la ai dành cho bạn.
Nhìn mái tóc bạc trắng như cước cứ ngỡ ông Tường đã phải thất thập, nhưng mới 58 tuổi thôi. Không trẻ, nhưng sức làm việc của ông thật phi thường, ông viết hàng trăm trang bản thảo khảo cứu văn hóa dân gian, lịch sử hàng ngày. Đôi chân ông cũng bền bỉ đi điền dã khắp nơi để sưu tầm…
Bạn bè trong Hội Văn nghệ dân gian và Hội Khoa học lịch sử Việt <?xml:namespace prefix = st1 />Nam quen gọi ông với cái tên: Ông già Nam Bộ.
Người của những kỷ lục
Rong ruổi khắp các vùng quê xa, gần của Nam Bộ để tìm cây nọc cấy lúa, cây thước mộc xưa cũ hay cái phảng hoen gỉ đã bỏ đi không xài… Rồi khi tìm được, ông nâng niu những vật ấy như của báu. Ông chỉ là một người bình thường, không học hàm, học vị, chỉ có tình yêu đồ cổ. Ông có cả một kho tàng như thế tại nhà. Ông còn được mệnh danh là người của những kỷ lục.
Xem thêm:: Hồ Văn Cường là ai? Tiểu sử & sự nghiệp ca sĩ Hồ Văn Cường mới
Ngày 18/3/2006, Ban tổ chức cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần III – 2006” (nằm trong khuôn khổ Hội Sách TP Hồ Chí Minh lần thứ 4-2006) đã công bố những cuốn sách đoạt giải, trong đó ông già Nam Bộ “ẵm” một lúc hai giải ba với hai cuốn: “Kim Vân Kiều tân truyện” (bản chữ Nôm) – Nguyễn Du, khắc in năm 1879 và “Dictionnaire élémentaire Annamite – Francais” (Từ điển Việt – Pháp) của Legrand de la Liraye, in 1874.
Trước đó, đầu tháng 9/2004, tại TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra một cuộc trưng bày chuyên đề tiền xưa và nay, góp mặt là những “đại gia” lừng lẫy trong lĩnh vực sưu tập tiền cổ như ông Nguyễn Bá Đạm (Hà Nội), Phạm Đình Khương (Bình Định), Trần Văn Bùi (TP Hồ Chí Minh)… và tất nhiên không thể thiếu ông già Nam Bộ với kỷ lục hơn 100kg tiền cổ…
Ngôi nhà của ông ở thị trấn Cai Lậy còn có cả kho tư liệu về Hán – Nôm, những bản Truyện Kiều có tuổi hơn trăm năm, những tài liệu về văn hóa dân gian, lịch sử mảnh đất Nam Bộ. Ông cùng các cộng sự đã viết hàng chục đầu sách khảo cứu văn hoá, lịch sử các địa phương ở Nam Bộ.
Ông đã gửi cho ông Nguyễn Khắc Bảo (Bắc Ninh) 3 bản Kiều: Thịnh Mỹ Đường 1879, Duy Minh Thị Bảo Hoa Các 1879 (bản photocopy) và Duy Minh Thị Văn nguyên đường 1879 (bản in bằng giấy bản gần đầy đủ) của nhà Duy Minh Thị rồi chỉ nhận lại một số đồng tiền cổ.
Ông nói: “Truyện Kiều là những quyển sách thuộc hàng “độc”, rất khó kiếm, nhưng tôi sẵn sàng trao đổi với đồng nghiệp, nếu nó phục vụ mục đích nghiên cứu, sưu tầm đích thực”.
Xem thêm:: TOP 25+ người đẹp trai nhất thế giới được bầu chọn năm 2023
Cái duyên để ông đến với những cổ vật, tài liệu xưa cũ, nghiên cứu lịch sử, khảo cứu văn hoá Nam Bộ bắt đầu từ thuở ấu thơ. Gia đình ông từ ông nội đến cha và các chú đều có bằng tú tài Pháp và đọc, viết làu làu chữ Hán, chữ Nôm. Ông kể: “Hồi đó, ông nội tôi thuê thầy đồ từ Nghệ An vào dạy chữ Hán, chữ Nôm. Khi vốn kiến thức đọc, viết đã vững, ông đồ trở về quê. Lúc đó, tôi cũng được cha truyền lại, khi lên Sài Gòn học Đại học Văn khoa, vốn chữ Hán, chữ Nôm đã kha khá”.
Học sư phạm, ông còn đăng ký học thêm nghiên cứu lịch sử. Tốt nghiệp cũng là lúc đất nước thống nhất, ông trở về địa phương công tác tại Phòng Giáo dục huyện, sau đó đi dạy học, đến năm 1981 chuyển sang công tác ở Ban Tuyên giáo huyện Cai Lậy và chuyên viết lịch sử Đảng.
Năm 1995, ông xin nghỉ sau 15 năm làm công chức. Ông “tha” về nhà đủ thứ: những chiếc vò, hũ, thúng mủng, gàu tát nước, cặp liễn, sách vở, tài liệu… Ngôi nhà nằm ở góc đường 30-4 trở nên chật chội theo thời gian với khối đồ mà ông sưu tầm mang về. Ông bày những cổ vật từ trong nhà ra đến ngoài hiên, ngoài vườn… Rất “lung tung” nhưng khi muốn thuyết minh về món đồ nào, ông không cần mất công tìm kiếm mà lấy trúng phóc.
Giữ cho đời sau
Có một thực tế, các triển lãm nông nghiệp ở nước ta chỉ chú trọng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi mà chưa làm rõ vai trò và tiến trình phát triển của nông cụ. Bởi thế, trong hàng chục loại đồ mà ông sưu tập như tiền cổ, câu đối, đèn,… thì vấn đề ông theo dõi và chuyên tâm khảo cứu, sưu tầm rất kỹ là đời sống nông nghiệp và lịch sử cây lúa nước ở đất Nam Bộ.
Xem thêm:: Thúy Nga mắng diễn viên từng đóng với Hoài Linh – Chí Tài
Ông bày ra thềm nhà cho tôi xem hàng chục chiếc nọc cấy đủ loại lớn nhỏ. Chưa hết, những chiếc cối giã gạo bằng gỗ sao, gỗ mù u là đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ, còn cối giã gạo ở miền Đông Nam Bộ là đá xanh…
Theo ông, Bảo tàng Nông nghiệp sẽ bao gồm: Những loại nông cụ, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp…; lịch sử khai hoang lập làng trên mảnh đất Nam Bộ; sáng tạo cải tiến nông cụ qua các thời kỳ; bảo tồn các loại giống lúa địa phương, giống cây ăn trái, rau màu các loại.
Cuối năm Ất Dậu 2005, GS.TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) cùng một số cộng sự đến Cai Lậy để tìm hiểu ý tưởng xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp của ông già Nam Bộ. GS.TS Võ Tòng Xuân khẳng định ý tưởng này rất hay và phù hợp đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ cần sớm có một công trình bảo tàng nông nghiệp tương xứng với vựa lúa cả nước.
Bây giờ, ba người con của ông thì hai đã tốt nghiệp đại học và đi làm, còn cô út đang học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Con cái không đứa nào nối nghiệp đam mê của ông, nhưng ông không lấy đó làm phiền mà lại nghĩ theo hướng khác: “Tôi săn lùng cổ vật để phục vụ công tác nghiên cứu chứ không làm với mục đích làm giàu. Tôi không bán ra mà chỉ mua vào. Với tôi, những cổ vật ấy hàm chứa cả một câu chuyện đầy lý thú”.
Bây giờ ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình tìm và giữ “ngọc” cho đời sau và vẫn hy vọng bảo tàng nông nghiệp sớm được hình thành để ông một lần được gửi gắm những đồ vật và cả những kiến thức khảo cứu về nền nông nghiệp hơn 300 năm mở cõi của cha ông